Sự tích Hoa Tam Giác Mạch

Tam Giác Mạch loài cây giản dị gắn liền với những sự tích mộc mạc, trải nghiệm chuyến du lịch Hà Giang để cùng ngắm những cánh đồng tam giác mạch trải dài vô tận và thưởng thức những món ăn đặc sắc là từ loài cây này.

Tam Giác Mạch là loài cây không ưa nước, được trồng chủ yếu ở các tỉnh vùng cao Việt Nam như Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang. Hoa tam giác mạch thường có 3 màu: Ban đầu khi hoa mới nở thì là màu tím, sau đó từ 1-2 tuần thì sẽ chuyển sang màu tím phơn phớt hồng rồi tím sẫm. Cuối cùng, hoa ngả sang màu đỏ sậm. Du lịch Hà Giang ngắm hoa Tam Giác Mạch đang là cung đường được rất nhiều bạn trẻ yêu thích đặc biệt là các bạn thích xê dịch.

Ngoài cho hoa phục vụ du lịch, ban đầu Tam Giác Mạch là 1 loại cây lương thực của bà con đồng bào dân tộc trong những ngày giáp hạt. Người ta có thể làm ra vô số các món ăn ngon từ loài này này đơn cử như ngọn cây khi non được dùng để xào, luộc như 1 loại rau, hạt cây khi già được nghiền nhỏ ra làm bánh hoặc rang lên ăn trực tiếp, hạt cây cũng để ủ riệu tạo ra thứ riệu Tam Giác Mạch làm xiêu lòng bao nhiêu đoàn khách du lịch. Thân và rễ cây còn được một số người sử dụng như 1 vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, ra mồ hôi trộm, đầy bụng, ỉa chảy, mụn nhọt hay nhiễm trùng.

su-tich-hoa-tam-giac-mach

Sự tích hoa Tam Giác Mạch

Không ai biết loài cây này có từ khi nào, cũng không ai biết ai là người đầu tiên trồng chúng, truyền thuyết về sự xuất hiện của chúng cũng rất nhiều, và đây là 1 tryền thuyết được lưu hành nhiều nhất.

“ Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu, mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt. Người người lấy hạt về ăn. Khi ngô hạt lúa trong nhà đã cạn mà vụ sau vẫn chưa tới, cái đói về u ám bản làng, chiều đã buông dài nơi rừng cây mà vẫn chưa thấy ai nhóm bếp. Một hôm mọi người họp nhau lại rồi chia đi khắp núi rừng để tìm cái ăn. Nhiều ngày trôi qua,nhiều nơi đã đến, nhiều hang cùng góc núi đã lục tìm mà vẫn chưa thấy gì có thể làm no cái bụng. Một hôm, thoảng bay trong gió mùi hương là lạ, từ trước đến giờ chưa ai được ngửi. Mọi người cùng tìm đến khe núi,và ai nấy đều ngỡ ngàng, một rừng hoa li ti trải dài suốt từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kỹ mới thấy những cái lá có hình tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới hoa. Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử thấy ngon không kém gì ngô và gạo. Cái bụng đã ngủ yên không lóc óc đòi ăn nữa. Khói bếp lại bay lên mỗi chiều. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch, lá có hình tam giác, và thế là nó có tên “tam giác mạch”.”

Người Mông còn gọi mạch là “chez”.

Ngày nay, không chỉ làm lương thực, Tam Giác Mạch còn được trồng nhiều hơn để phục vụ du lịch như “Lào Cai trồng 10Ha Tam Giác Mạch phục vụ du lịch”.

Nhưng dù có phục vụ du lịch hay làm lương thực thì loài cây có những bông hoa nhỏ xíu và những chiếc lá hình tam giác này vẫn luôn hấp dẫn cho chúng ta khám phá

 

Ella - Happy Go Travel

Khuyễn mãi sock trong tháng