Thông tin chi tiết về đất nước Thái Lan

Thái Lan- Hòn ngọc của Đông Nam Á, ở đây có nền văn hóa cùng những điểm du lịch lý thú. Trước khi trải nghiệm du lịch Thái Lan, Happy Go travel mời các bạn cùng tìm hiểu về văn hóa, phong tục, những kiêng kị tại đất nước này.

Thái Lan – hòn ngọc của du lịch Đông Nam Á mang đến nhiều sự đa dạng đến ngạc nhiên và một nền văn hóa thật sự lôi cuốn, cộng với tính hiếu khách của người Thái đã biến nơi đây là một điểm đến nổi tiếng. Du lịch Thái Lan hiện đang là một trong những tour hot nhất hiện nay. Trước khi trải nghiệm du lịch Thái Lan, Happy Go travel mời các bạn cùng tìm hiểu về văn hóa, phong tục, những kiêng kị tại đất nước này.

 

thong-tin-ve-dat-nuoc-thai-lan

 

 

 1. Thông tin chung về đất nước Thái Lan: Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan, tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachak Thai), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman.

 

thong-tin-ve-dat-nuoc-thai-lan

Thông tin về đất nước Thái Lan

 

 Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.


Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Bhumibol Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Thủ đô Băng Cốc là thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệp và văn hóa.

 

Thái Lan có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 64 triệu người đông thứ 21 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.

 

Phật giáo Nam Tông được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo đạo trên là 95%, là 1 trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới theo tỉ lệ dân số. Hồi giáo chiếm 4,6% dân số và Công giáo Rôma khác chiếm 0,7% dân số.

 

Kinh tế Thái Lan phát triển nhanh từ 1985 đến 1995 và trở thành một quốc gia công nghiệp mới trong đó du lịch với những điểm đến nổi tiếng như Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, và Ko Samui và xuất khẩu đóng góp lớn cho nên kinh tế.

 

2. Tên gọi

 

ten-goi-dat-nuoc-thai-lan

Tên gọi đất nước Thái Lan

 

Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm La, đây là tên gọi chính thức của nước này đến ngày 11 tháng 5 năm 1949. Từ “Thái” (ไทย) trong tiếng Thái có nghĩa là “tự do”. “Thái” cũng là tên của người Thái – hiện là dân tộc thiểu số có số dân đáng kể ở Trung Quốc, vẫn lấy tên là “Xiêm”. Từ “Thái Lan” trong tiếng Việt có xuất xứ từ tiếng Anh Thailand (trong đó land nghĩa là đất nước, xứ sở), và Thailand được dịch từ ประเทศไทย (Prathet Thai) với nghĩa là “nước Thái”.

 

Trong tiếng Thái, tên của Thái Lan là ราชอาณาจักรไทย (Racha Anachakra Thai). Hai chữ ราชา (Racha) và อาณาจักร (Anachakra) thì có gốc từ tiếng Phạn: Racha có nghĩa là “quốc vương“, Anachakra có nghĩa là “lãnh thổ”. Trong khi đó, ไทย (Thai) là một chữ tiếng Thái có nghĩa là “tự do”. Ý của cụm từ Racha Anachakra Thai là “Vương quốc của người tự do”. Tiếng Thái còn gọi nước Thái là เมืองไทย (Mương Thai) hay ประเทศไทย (Prathết Thai). Hai chữ Mương và Prathết có cùng nghĩa “nước của người”. Nhiều nhà ngôn ngữ học nói chữ เมือง (Mương) là đồng âm nghĩa với chữ “mường” trong tiếng Việt.

 

Trong tiếng Việt, vương quốc này được gọi là “Thái Lan”. Từ này có gốc Hán-Việt và tiếng Anh. Đúng ra thì “Thái Lan” đến từ Thailand trong tiếng Anh nhưng ngày xưa trong tiếng Việt không phiên âm được Thailand và, do đó, phải chế ra một âm để người Việt đọc được. Các nhà Hán học ở Việt Nam dùng hai chữ Hán có cách phát âm gần với từ Thailand như các nhà Hán học ở Đông Á thường dùng: hai chữ này là “Thái Lan” (泰蘭). “Thái” (泰) được dùng để dịch âm Thai hay Tai, và cũng thường được dùng để gọi người Thái; “Lan” (蘭) dùng để dịch âm Land, như trong “Ba Lan” (巴蘭 – Poland), “Ái Nhĩ Lan” (愛爾蘭 – Ireland), v.v.

 

Ở Trung Quốc, vương quốc này được gọi là “Thái Quốc” (泰國), hay “Thái Vương Quốc” (泰王國). Người Việt trước đây còn gọi Thái Lan là “Xiêm La” (暹羅) và người Thái là “người Xiêm”

 

3. Thủ đô 

 

chua-vang-thai-lan

Chùa Vàng- Thủ đô Bangkok

 

Thủ đô Bangkok là trung tâm các hoạt động chính trị, thương mại, công nghiệp và văn hóa. Trong số các thành phố ở Châu Á, Bangkok là một trong những nơi đem lại nhiều ngạc nhiên nhất trên thế giới. Bangkok với diện tích 1.500 km² và dân số trên 6 triệu người cho thấy cứ gần một trên mười người Thái là người Bangkok.

 

thu-do-bangkok-thai-lan

Thủ đô Bangkok Thái Lan

 

Thủ đô Bangkok Các điểm chính thu hút du lịch bao gồm các chùa Phật, cung điện tráng lệ và phong cảnh sông nước “Venice của phương Đông” vô tận. Bangkok cũng nổi tiếng là thiên đàng mua sắm ở Châu Á. Du khách có thể tìm thấy nhiều trung tâm mua sắm trang bị máy điều hòa bán các loại lụa, đá quý, đồ đồng, đồ thiết, và vô số mặt hàng thủ công được quốc tế khâm phục.

 

4. Chính trị 

 

nen-chinh-tri-cua-thai-lan

Nền chính trị của Thái Lan

 

 

 Thể chế nhà nước: quân chủ lập hiến.

 

 Cơ cấu các cơ quan quyền lực: Bộ Quốc Phòng Thái Lan nằm đối diện Hoàng Cung- lực lượng chủ chốt trong tất cả các cuộc đảo chính

 

Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua : Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo.

 

Quốc hội : Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế.

 

Chính phủ : bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.

 

5. Hành chính 


Thái Lan được chia làm 76 tỉnh (จังหวัด changwat), trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương: Bangkok và Pattaya. Do có phân cấp hành chính tương đương cấp tỉnh, Bangkok thường được xem là tỉnh thứ 76 của Thái Lan.

 

Các tỉnh được chia thành các huyện (อำเภอ amphoe) hoặc quận (เขต khet). Năm 2006, Thái Lan có 877 huyện và 50 quận (thuộc Bangkok). Một số phần của các tỉnh giáp ranh với Bangkok (như Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan, Nakhon Pathom và Samut Sakhon) thường được gộp chung và được biết đến như Vùng đô thị Bangkok. Các tỉnh đều có tỉnh lỵ (อำเภอเมือง amphoe mueang) trùng tên với mình (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Amphoe Mueang Phuket hay Phuket). Các huyện được chia thành các xã (ตำบล tambon), trong khi các quận được chia thành các phường (หมู่บ้าน muban). Các xã được chia thành các thôn (หมู่บ้าน muban).

 

Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố (เทศบาลนคร Thesaban nakhon), thị xã (เทศบาลเมือง Thesaban mueang) và thị trấn (เทศบาลตำบล Thesaban tambon). Nhiều thành phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai thành phố và vài thị xã.


6. Địa lí 

 

dia-ly-thai-lan

Địa lý Thái Lan

 

 

Với diện tích 514.000 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái Lan xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma.

 

Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. phía bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. phía đông bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.

 

7. Văn hóa 

 

van-hoa-nguoi-thai-lan

Văn hóa của Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng Phật giáo

 

 

Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo – tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

 

8. Khí hậu 

 

Thái Lan có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có 4 mùa rõ rệt : Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 2, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa mát từ tháng 11 đến tháng 12. Trong đó mưa nhiều nhất (90%) xảy ra vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình của thời tiết Thái Lan cao hơn Việt Nam, nhiệt độ thường từ 32⁰C vào tháng 12 và lên tới 35⁰C vào tháng 4 hàng năm

 

9. Dân số 

 

dân số của đất nước thái lan

Thái Lan có hơn 80% dân số là người Thái

 

 Thái Lan có dân số 62 triệu với 80% là người Thái, 10% người Hoa, 4% người Mã Lai cùng với các dân tộc ít người Lào, Môn, Khmer, và Ấn Độ. Sự đa dạng sắc tộc cho thấy đất nước này từ rất lâu đã là giao lộ quan trọng trong vùng Đông Nam Á. Người Thái thân thiện và khoan dung với hết lòng tôn sùng đức tin Phật giáo.

 

10. Ngôn ngữ 

 

Du khách bình thường phần lớn không hiểu tiếng Thái. Tuy nhiên, tiếng Anh có thể được sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở Băng-cốc nơi tiếng này hầu như là ngôn ngữ thương mại chính. Hầu hết khách sạn, cửa hàng và nhà hàng ở những điểm chính thu hút khách du lịch đều sử dụng tiếng Anh hay một vài thứ tiếng Châu Âu và các bản chỉ đường bằng hai thứ tiếng Thái và Anh đều có ở khắp nơi trên toàn quốc.

 

11. Tôn giáo 


 Đạo phật Thái Lan Đa số dân Thái là người mộ đạo Phật. Tín đồ Hồi giáo chiếm đa số trong nhóm dân tộc ít người theo đạo và chủ yếu sinh sống ở bốn tỉnh miền nam. Các nhóm tín đồ ít người khác gồm có Hin-đu giáo, Sikh và Thiên chúa giáo.

 

12. Tiền tệ 

 

tiền bath là đơn chị tiền tệ của Thái lan

Tiền Bath là đơn vị tiền tệ của Thái Lan

 

 

Tiền Bath Thái Đơn vị tiền tệ của Thái Lan là Bạt chia thành 100 Sa-tang. Tỉ giá hối đoái khoảng 1 đô-la Hồng Công ăn 5 bạt. Tiền giấy Thái Lan có các mệnh giá 1000, 500, 100, 50, 20, 10 bạt. Tiền kim loại có các mệnh giá 10, 5, 1 bạt và 50, 25 sa-tang. Tiền mặt và séc du lịch được tự do trao đổi với tỉ giá cao hơn ở ngân hàng hay điểm đổi tiền so với tỉ giá ở khách sạn. Các khách sạn, nhà hàng và cửa hiệu chấp nhận thanh toán nhiều loại thẻ tín dụng quốc tế.

 

13. Hải quan 

 

 Du khách được phép mang vào Thái Lan hàng miễn thuế không quá 200 điếu thuốc lá và một lít rượu vang hay rượu mạnh. Các loại vũ khí, ma tuý, sách báo khiêu dâm, vv đều bị cấm nhập tuyệt đối. Séc du lịch và hối phiếu ngoại tệ được đem vào Thái Lan nhưng phải khai báo lượng tiền mặt trên 10.000 bạt khi đến và mỗi người không được phép mang lượng tiền mặt trên 50.000 bạt ra khỏi Thái Lan. Các loại đồ cổ và tượng Phật là hàng thật cần có giấy phép xuất khẩu.


14. Hộ chiếu và Thị thực 

 

hộ chiếu và thị thực khi tới thái lan

Hộ chiếu khi tới Thái Lan

 

Tất cả du khách đến Thái Lan cần có hộ chiếu còn giá trị nhưng đa số quốc tịch không cần thị thực trong thời gian lưu trú tối đa 30 ngày. Du khách thuộc các quốc tịch khác có thể lấy thị thực khi nhập cảnh, có giá trị trong 15 ngày. Để ở Thái Lan lâu hơn cần có thị thực du lịch được các văn phòng lãnh sự Thái Lan ở nước ngoài cấp có giá trị lưu trú 60 ngày, loại thị thực này phải được sử dụng trong giới hạn ba tháng từ ngày cấp và có thể gia hạn.


15. Y tế 

 

 Du khách không cần có chứng nhận chủng ngừa bệnh tả hay sốt vàng da, trừ khi đến từ khu vực bị nhiễm bệnh. Một vài vùng sâu ở Thái Lan vẫn còn bệnh sốt rét, vì vậy du khách nên sử dụng những cơ sở y tế và bệnh viện thích hợp, nơi phục vụ với chất lượng cao và chi phí thấp thu hút được du khách từ nhiều nước không có những tiện nghi như thế hay có nhưng giá rất cao.

 

16. Thời gian 

 

Giờ Thái Lan trước Giờ chuẩn Kinh tuyến Gờ-rin-uých 7 tiếng (GMT+7). Giờ làm việc văn phòng & Ngân hàng Hầu hết doanh nghiệp thương mại ở Băng-cốc hoạt động năm ngày một tuần, thường từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Nhiều cửa hiệu mở cửa bảy ngày một tuần từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối. Cơ quan nhà nước thông thường làm việc từ 8.30 sáng đến 4.30 chiều, có nghỉ trưa 1 tiếng, từ thứ hai đến thứ sáu trừ những ngày nghỉ lễ chung. Ngân hàng mở cửa từ thứ hai đến thứ sáu từ 9.30 sáng đến 3.30 chiều trừ những ngày nghỉ lễ chung.


17. Các địa điểm chính khi đến Thái Lan 

 

các điểm đến khi du lịch thái lan

Các điểm đến khi du lịch Thái Lan

 

Du lịch Thái Lan Nam Thái Lan : Phuket Ko Samui Hatyai Krabi Nakhon Si Thammarat Phang Nga Trung Thái Lan Bangkok Pattaya Hua Hin Ko Chang Kanchanaburi Ayutthaya Bắc Thái Lan Sukhothai Chiang Mai Chiang Rai Mae Hong Son Pai Đông Bắc Thái Lan Vườn quốc gia Khao Yai Công viên lịch sử Phimai Udonthani.

Khuyễn mãi sock trong tháng